Văn Vương cầu hiền - Lã Vọng câu cá là gì ?


Văn Vương cầu hiền - Lã Vọng câu cá chỉ là một điển tích nhưng lại có 2 tên gọi khác nhau ? Điển tích này được trạm khảm trên đồ gỗ mỹ nghệ như: tủ chè, sập gụ, trường kỷ…vậy ai nên sắm đồ gỗ có điển tích này ?

MỤC LỤC

   1. Ý nghĩa của điển tích Văn Vương cầu hiền – Lã Vọng câu cá ?

   2. Nội dung chi tiết điển tích Văn Vương cầu hiền - Lã Vọng câu cá

   3. Một số đồ gỗ mỹ nghệ khảm ốc điển tích Văn Vương cầu hiền - Lã Vọng câu cá

Video về điển tích Vua Văn Vương đi cầu hiền, gặp được Lã Vọng đang câu cá bên bờ sông Vị

      1. Ý nghĩa của điển tích Văn Vương cầu hiền – Lã Vọng câu cá ?

        Điển tích Văn Vương Cầu hiền – Lã Vọng câu cá là câu chuyện có thật  của  vua Văn Vương tức Chu Công Đán, vị vua đầu tiên của đời nhà Chu (thời Xuân Thu- thế kỷ 12 trước Công Nguyên) ở Trung Quốc khi dựng lên nghiệp lớn, lên ngôi vua gọi là  Chu Văn Vương. Vị vua anh minh này cần người hiền tài như khát nước, cứ nghe nói ở đâu có người hiền là ông tìm bằng được đến nơi cầu kiến. Nghe ở vùng sông Vị có một người kỳ tài, học rộng tài cao, rất muốn ra giúp nước nhưng nhiều người ghen ghét không dùng. Ông chán cảnh đời ra bờ sông ngồi câu cá, ngồi lâu đến mức hòn đá ông ngồi và chỗ để để chân đã mòn lõm xuống. Năm ấy ông đã trên tám mươi tuổi, người câu cá đó là ông Lã Vọng. Cảm ân đức của vua Văn Vương, không chê mình già, mời ra giúp nước. Lã Vọng đã hết lòng tham mưu phò tá nên đã giúp cho vua Văn Vương dựng nghiệp Nhà Chu được bền vững. Triều đại nhà Chu tồn tại được trên tám trăm năm và là một triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc (từ TK 12 TCN đến năm 256 TCN).

 Văn Vương cầu hiền - Lã Vọng câu cá là gì ?

Vua Văn Vương gặp  Lã Vọng đang câu cá bên bờ sông Vị

 

         Trải qua hơn 3000 năm lịch sử, điển tích nổi tiếng này vẫn được lưu truyền rộng rãi trong dân gian bởi ý nghĩa cầu Hiền Tài  vẫn còn nguyên giá trị và mang tính thời sự cho đến tận ngày nay.

        Điển tích này có 2 tên gọi khách nhau bởi vì:

  +   Về khía cạnh người đi cầu Hiền – Tài thì người ta gọi điển tích này là “Văn Vương cầu hiền”. Ca ngợi nhà Vua là bậc Minh Quân, đã không quản ngại khó khăn đi tìm những người có đức, có tài để giúp mình quản lý đất nước

  +    Ngược lại, ở khía cạnh người lao động: chờ thời để tìm được việc làm yêu thích, tìm được cho được minh quân đề phò tá thì người ta lại gọi điển tích này là “Lã Vọng câu cá”. Ca ngợi Lã Vọng đã kiên định chờ thời để tìm cho được một vị minh quân biết trọng dụng người tài để hết mình phò tá.

          Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, với sự trợ giúp của công nghệ mạng Internet, việc cầu Hiền-Tài đã được nâng cấp thành các dịch vụ chuyên nghiệp tuyển dụng “săn đầu người” trên phạm vi toàn quốc và toàn cầu. Mong muốn tuyển dụng được lao động chất lượng cao không chỉ các nhà quản lý “Văn Vương”  quan tâm, mà người lao động “Lã Vọng” cũng luôn mong ngóng tìm được minh quân để phò tá.

 Văn Vương cầu hiền - Lã Vọng câu cá là gì ? 02

Điển tích Văn Vương cầu hiền - Lã Vọng câu cá được khảm trên cánh tủ chè 

Bấm vào đây để xem chi tiết sản phẩm

       Những sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ như: tủ chè, sập gụ, trường kỷ … có trạm khảm  điển tích Văn Vương Cầu Hiền - Lã Vọng Câu Cá  luôn được khách hàng ưa chuộng. Nhất  là những gia đình có con cái đang đi học sắp ra trường, những người  đang tham gia công tác quản lý  kinh doanh, quản lý nhà nước… bởi chính họ vừa là người đi cầu hiền vừa  đồng thời là người lao động được các minh quân sử dụng.

 

    2. Nội dung chi tiết điển tích Văn Vương cầu hiền – Lã Vọng câu cá

       Khương Tử Nha  (1156 TCN – 1017 TCN) tên thật là Khương Thượng, tự Tử Nha, quê ở Đông Hải. Từ đời vua Thuấn đến đời nhà Hạ, tổ tiên của ông ở được phong hầu ở đất Lã nên lấy họ là Lã. Sau đến nhà Thương phong hầu lại cho các tướng lĩnh, đại thần khai quốc nên tổ tiên của ông trở thành thường dân và lấy họ là Khương. Nên dân gian cũng có tên gọi ông là Lã Vọng.

 Văn Vương cầu hiền - Lã Vọng câu cá là gì ? 03

Khương Tử Nha còn có tên gọi là Lã Vọng

   Khương Tử Nha lúc nhỏ có chí khí rất lớn, ra sức học tập, tinh thông binh pháp, thạo việc chính sự, chỉ tiếc là tài không được dùng. Ông từng làm đồ tể mổ trâu, mở quán rượu, sau làm một chức quan nhỏ thời vua Trụ, do sợ bị bức hại nên bỏ việc quan. Trong nhiều năm, ông đã qua nhiều nước chư hầu, hy vọng gặp được ông vua hiền để được trọng dụng, thi thố tài năng của bản thân, cuối cùng, hy vọng thành hão huyền, chẳng nước non gì.

     Thời gian trôi đi, chớp mắt đã hơn 70 tuổi, Khương Thượng nghe nói Tây Bá Chu Văn Vương cai trị thiên hạ sáng suốt, đời sống dân chúng ổn định, quyết định tìm đến nước Chu để mưu sinh. Ông lặn lội đến được nước Chu, đến mới thấy, hoàn cảnh ở đây quả không khác gì lời đồn. Mọi người đều có quần áo lành lặn, mặt mũi hồng hào, mùa màng cũng tươi tốt, tất cả toát lên một cảnh tượng thanh bình. Khương Thượng  nghĩ: đây quả là nơi có thể tìm đến để an thân. Ông đến một nơi bên bờ sông Vị, ở đây rừng trúc rậm rạp, cây cỏ xanh tốt, người ở thưa thớt. Khương Thượng quyết định ẩn cư ở đây. Đây là nơi núi cao nước sâu, trúc mọc khắp nơi, khai hoang tương đối khó khăn. Tuy vậy dưới nước lại có nhiều cá, có thể nhờ cá sống qua ngày. Nhưng, ông chưa câu cá bao giờ, mới đầu mấy ngày mà không được con cá nào.

 Văn Vương cầu hiền - Lã Vọng câu cá là gì ? 06

Lã vọng ngồi câu cá chờ thời, từ chỗ không biết, ông đã trở thành người câu cá thành thục, câu bằng lưỡi câu thẳng rất huyền bí.

     Câu không được cá, sống bằng gì cho qua ngày? Khương Thượng trong lòng bực bội, ném cả nón, cởi bỏ áo, lo lắng đi đi lại lại bên dòng nước. Lúc đó có một ông già đi qua, thấy Khương Thượng bực bội không yên liền hỏi ông gặp việc gì khó khăn? Khương Thượng nói:

–         Mấy ngày liền mà câu không được con cá nào, cụ thấy có buồn cười không? Tôi phải làm thế nào? Tôi đã già yếu, có thể làm gì được?

Lão nông thấy cái lưỡi câu, trầm tư một lát, nói:

–         Tôi thấy ngài còn phải học câu cá. Đây là nơi nước sâu, nhiều cá, chỉ do ngài chưa có kinh nghiệm, đồ dùng câu cá chưa thích hợp. Lưỡi câu của ngài quá to, phải thay đi, mồi câu cũng phải có hương vị. Khi thả câu xuống nước phải nhẹ nhàng, không được làm cho cá sợ. Như thế cá sẽ chạy mất, sao câu được?

      Khương Thượng được cụ già dạy cho cách câu cá, quả nhiên có hiệu quả. Mấy hôm đầu, cá câu được đều là cá nhỏ. Sau mấy hôm, kỹ thuật thành thục, đã câu được  không ít cá chép lớn. Khương Thượng là người thích tìm tòi, ông không ngừng cải tiến phương pháp, nghiên cứu tập quán sống của các loài cá, dần quen tay, trở thành chuyên gia câu cá. Việc này sau đó được truyền đi rất kỳ lạ, có người nói lão nông chính là thần tiên biến thành, do được thần tiên truyền dạy, Khương Thượng câu cá đều dùng lưỡi câu thẳng. Đây chính là chuyện Khương Thái Công câu cá bằng lưỡi câu thẳng.

 Văn Vương cầu hiền - Lã Vọng câu cá là gì ? 07

Vua Văn Vương gặp được Khương Tử Nha (Lã Vọng) đang câu cá bên bờ sông Vị

        Tây Bá Chu Văn Vương Cơ Xương là một nhà chính trị tài ba. Khi ông lên ngôi, nước Chu mạnh hẳn lên, trở thành một thế lực uy hiếp triều Thương. Sự uy hiếp này đã khiến cho Trụ vương đem Văn Vương giam cầm một thời gian. Vua Trụ triều Thương hôn quân tàn bạo, sớm mất lòng người. Chu Văn Vương quyết định thay đổi hành đạo, lật đổ triều Thương. Nhưng bên cạnh ông còn thiếu những người tài năng về quân sự giúp ông chỉ huy tác chiến.

      Chu Văn Vương mỗi năm đều đi săn mấy lần. Thực ra, đi săn chỉ là danh nghĩa, mục đích thực là để đi sâu vào đời sống, hiểu nỗi thống khổ của nhân dân, tìm hiểu lẽ được mất của chính trị, đồng thời cũng là để tìm kiếm nhân tài. Một lần, Văn Vương cùng quần thần đi săn, đến bở bắc của sông Vị, nghe mọi người nói, ở đây có một ông già tóc bạc rất hiểu biết về ở ẩn. Văn Vương đang khao khát cầu hiền, làm sao có thể bỏ qua cơ hội này? Ông nghe chỉ đường, lệnh cho những người trong đoàn săn dừng bước, tự mình cùng hai người đánh xe đi trước. Đi khoảng 8, 9 dặm đã thấy một người đang ngồi bên mỏm đá như đang cầm cần câu cá. Văn Vương xuống xe, không đợi tùy tùng, đi bộ tới. Đi khoảng hai dặm nữa, nhìn thấy rõ một ông lão đầu tóc bạc phơ đang chăm chú ngồi câu.

     Văn Vương nhẹ nhàng đi đến phía sau ông lão, dừng bước nhìn. Không lâu sao chỉ thấy ông lão liên tiếp câu được mấy con cá lớn. Văn Vương không kìm được lời khen:

–         Kỹ thuật câu cá của tiên sinh quả là siêu việt, đây có phải là thú vui chăng?

Khương Thượng nghe thấy có người nói, quay đầu lại nhìn, thấy cách ăn mặc, lập tức hiểu đây là vua, vội cúi đầu  lạy. Văn Vương vội đỡ dậy, nói:

–         Xin đứng dậy, xin đứng dậy! Ta là Chu Cơ Xương, đã quấy rầy tiên sinh đang câu cá, xin bỏ qua vì thất lễ!

Khương Thượng vội nói:

–         Tôi là Khương Thượng quê mùa, không biết nhà vua hạ giá, không đón từ xa, xin bệ hạ tha tội!

Văn Vương hỏi:

–         Tôi thấy kỹ thuật câu cá của tiên sinh thật tài ba, câu cá cũng phải có triết lý sâu sắc, có phải không?

Khương Thượng đáp rành rọt:

–         Trong trời đất, mọi sự, mọi vật đều có triết lý nhất định. Câu cá phải xem mưa nắng, ấm lạnh của trời đất, nông sâu của dòng nước, nhanh chậm của dòng chảy, phải xác định thời gian và phương pháp thả câu, còn phải hiểu thói quen sống của các loài cá và thức ăn mà cá thích. Thả câu phải đúng lúc, không được nhanh, cũng không được chậm. Nhất thiết phải tập trung chú ý, mọi thứ phải hoàn hảo mới câu được, cá không chạy mất!

Văn Vương nghe rồi tấm tắc:

–         Hay quá! Hôm nay nghe ông nói về việc câu cá, tôi hiểu được triết lý trị nước.

     Hai người ngồi trên mỏm đá trò chuyện một hồi, càng nói càng say sưa. Khương Thượng nghe hỏi là đáp, bàn đến việc điều quân, trị nước, tài chính, không gì không có kiến giải sâu sắc, điều nào cũng cặn kẽ. Văn Vương vô cùng sung sướng, nói:

–         Tôi nhớ Tiên vương Thái Công từng nói: sẽ có thánh nhân đến nước Chu, giúp cho nước Chu phồn vinh, hưng thịnh. Tiên sinh có phải là thánh nhân mà tiên vương nói đến chăng? Từ khi Tiên vương Thái Công nói, ta đã chờ đợi ông rất lâu rồi.

     Văn Vương lập tức mời Khương Thượng lên xe, cùng trở về kinh đô. Ông tôn Khương Thượng làm thầy, gọi là “Thái Công Vọng”. Về sau, mọi người gọi là Khương Thái Công.

      Thái Công giúp Văn Vương cai trị quốc gia rất được lòng người. Sau khi Văn Vương mất, ông lại giúp cho con của Văn Vương là Võ Vương, nước Chu ngày càng mạnh lên. Nhờ sự giúp đỡ của Thái Công, Vũ Vương đã chỉ huy các chư hầu mang quân diệt vua Trụ vô đạo, kiến lập vương triều Chu.

   Vương triều nhà Chu đã tồn tại trên 800 năm và  trở thành triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc, từ thế kỷ 12 TCN đến năm 256 TCN.

 

     3. Một số đồ gỗ mỹ nghệ khảm ốc điển tích Văn Vương cầu hiền - Lã Vọng câu cá

 3.1 Tủ chè khảm ốc liên chi tích Văn Vương cầu hiền

 Văn Vương cầu hiền - Lã Vọng câu cá là gì ? 11

Tủ chè gỗ gụ khảm ốc liên chi tích Văn Vương cầu hiền - Bấm vào đây để xem chi tiết sản phẩm

 

  3.2 Tủ chè cánh cong khảm tích Văn Vương cầu hiền

 Văn Vương cầu hiền - Lã Vọng câu cá là gì ? 09

Tủ chè cánh cong khảm tích Văn Vương cầu hiền- Bấm vào đây để xem chi tiết sản phẩm

 

  3.3 Tủ chè cánh cong gỗ hương đá -  khảm tích Văn Vương cầu hiền

Video giới thiệu sản phẩm


 

Tủ chè ngũ phúc cánh cong gỗ hương đá - khảm tích Văn Vương Cầu Hiền- Bấm vào đây để xem chi tiết sản phẩm

  3.4 Tủ chùa 5 cánh  khảm tích Văn Vương cầu hiền

  Văn Vương cầu hiền - Lã Vọng câu cá là gì ? 10

Tủ chùa 5 cánh khảm tích Văn Vương cầu hiền - Bấm vào đây để xem chi tiết sản phẩm

 

 

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN QUÝ VỊ ĐÃ GIÀNH THỜI GIAN ĐỌC CHUYÊN SAN NÀY, KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH VÀ GIA ĐÌNH: MẠNH KHỎE - PHÚ QUÝ THỌ KHANG NINH !

CÔNG TY CỔ PHẦN MỸ NGHỆ HẢI MINH

Số 1, khu 2 Cụm CN làng nghề xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

ĐT: 0918 653 838 , Email : mnhm@mynghehaiminh.vn

http://mynghehaiminh.vn , http://facebook.com/my.nghe.hai.minh.vn

Quý khách có thể bấm vào các đường dẫn sau đây để xem các bài chuyên san khác có nội dung liên quan:

Top 10 bộ trường kỷ đẹp

Top 10 Bàn thờ gia tiên đẹp

Top 10 Sập gụ đẹp 

Top 10 Salong đẹp

Tủ Chè, tủ Kinh, cách phân biệt các loại tủ chè

Trường Kỷ cổ, đẹp và các loại trường kỷ

Salong khác trường kỷ như thế nào 

Sập gụ, sập chân quỳ, sập thờ và cách phân biệt các loại sập

Trung tâm đồ cổ Hải Hậu Nam Định

Triển lãm, đấu giá cổ vật và đồ gỗ mỹ nghệ Hải Hậu 2018

Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Hải Hậu 2018

 Đồ gỗ Mỹ nghệ và Cây cảnh Nghệ thuật Hải Minh

Làng nghề 2 Hải Minh MỪNG NOEL 2013

Hải Minh hôm nay
Hải Minh một xã vùng giáo hào sảng tài hoa
Hải Minh đường tới đẹp giàu
Kèn đồng Phạm Pháo
Cầu Ngói chợ Lương
Bàn thờ Thiên Chúa
Nội thất Chùa Bái Đính - Ninh Bình
Nội thất Chùa Giàn - Hà Nội